Các nghiên cứu cho thấy các khoản đầu tư vào công nghệ chuyển đổi số toàn cầu được dự báo sẽ đạt 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2023, chiếm phần lớn trong tổng ngân sách CNTT trong các doanh nghiệp.
Theo Craig Simpson, giám đốc nghiên cứu tại Nhóm phân tích và hiểu biết khách hàng của IDC cho biết:“Chúng tôi đang tiến đến một cột mốc quan trọng trong đầu tư chuyển đổi số với dự báo cho thấy tỷ trọng của tổng đầu tư công nghệ trên toàn thế giới đạt 53% vào năm 2023”.
Vậy Chuyển đổi số là gì mà lại khiến các Doanh nghiệp quan tâm đến vậy?Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ internet. Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
Theo VIDTI, Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Tổng thể nghĩa là mọi bộ phận, toàn diện nghĩa là mọi mặt, đây cũng là sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Ứng dụng CNTT là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có. Chuyển đổi số, trong khi đó lại thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới, hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,…Với việc tác động khá toàn diện vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số được sử dụng khá bừa bãi, điều này khiến khái niệm chuyển đổi số bị nhầm lẫn với những khái niệm khác như số hóa (digitization) và ứng dụng số hóa (digitalization). Ở các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Một số ví dụ cho số hóa: Cho ra đời những doanh nghiệp số với cách thức hoạt động hoàn toàn mới (facebook,…), những doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh (Amazon,…)
Ví dụ về Chuyển đổi số từ hãng phim hoạt hình Disney: Vào năm 2013, Disney đã giới thiệu vòng đeo tay MagicBand, cung cấp cho tất cả khách tham quan và cho phép họ đặt chỗ cho chuyến đi và các điểm vui chơi, vào phòng khách sạn, đặt bữa tại các nhà hàng của công viên và trả tiền mua hàng tại các cửa hàng quà tặng.
Những chiếc vòng tay là một phần của sáng kiến rộng hơn của Disney có tên MyMagic+, liên quan đến việc loại bỏ “tắc nghẽn” – căng thẳng không cần thiết – từ khách tham quan tại mọi điểm trên hành trình Disney, bắt đầu từ khi họ đặt vé trực tuyến.Hệ thống cho phép khách truy cập sử dụng ứng dụng My Disney Experience để lên kế hoạch những điểm tham quan họ muốn ghé thăm, nơi họ muốn ăn và nhân vật nào họ muốn gặp.
Disney đã kiếm được khoản lợi nhuận lớn – ước tính 300 triệu USD, khi đưa phim và các nội dung độc quyền lên Netflix và các dịch vụ khác, thế nhưng nếu Disney+ đủ hấp dẫn để thu hút hàng triệu người dùng trả phí thì nó có thể mang lại doanh thu cao hơn nhiều, đồng thời cung cấp cho Disney một nền tảng độc quyền để phát triển nội dung mới cho cả thương hiệu hiện có và các sản phẩm gốc.
Nhờ đó, người dùng nền tảng (10 triệu người vào ngày ra mắt) có quyền truy cập vào các sản phẩm mới nhất của Pixar, Marvel và Star Wars saga. Sự ra đời của Disney+ không chỉ là một bước tiến lớn của Disney vào mảng kinh doanh truyền hình trực tuyến kỹ thuật số mà còn tham gia vào cuộc cạnh tranh với Netflix, Amazon và Apple.
Tổng hợp: Hà Trang
Read more
- [I4.0 AWARDS] Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng “Top Doanh nghiệp Công nghiệp 4.0 Việt Nam”
- [i4.0 AWARDS]Bảo hiểm VietinBank được vinh danh “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam”
- [I4.0 AWARDS] Giải pháp chiếu sáng thông minh của Signify Việt Nam được vinh danh “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ Nhất năm 2022